Đạo diễn là gì? Muốn trở thành một đạo diễn chỉ đạo và kiểm soát quá trình sản xuất các tác phẩm nghệ thuật phải có tố chất nào? Nếu bạn đang có chung những thắc mắc này, hãy để Kstar giải đáp ngay sau đây.
Đạo diễn là gì?
Đạo diễn hay còn gọi là director, filmmaker. Hiểu đơn giản thì đây là những người đứng sau chỉ đạo cũng như kiểm soát quá trình quay các tác phẩm nghệ thuật. Trong đó chủ yếu là phim điện ảnh hoặc phim truyền hình.

Trong quá trình thực hiện, đạo diễn đóng vai trò rất quan trọng với sự thành công của bộ phim. Với tư duy bao quát và kinh nghiệm chuyên sâu, đạo diễn cũng có thể xem là người đặt nền móng, định hình và hướng dẫn cả đoàn phim cùng hiện thực hóa tác phẩm từ câu chữ.
Không giống với nhà sản xuất, trách nhiệm của một đạo diễn là đưa ra các quyết định sáng tạo. Ở thời điểm hiện tại, nghề đạo diễn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như: phim tài liệu, phim truyền hình, phim điện ảnh, các chương trình truyền hình,…
Công việc của một đạo diễn gồm những gì?
Đạo diễn là gì bạn đã biết rồi, cùng Kstar tìm hiểu chi tiết công việc của một đạo diễn nhé. Nhìn chung tùy theo từng loại hình nghệ thuật mà công việc của một đạo diễn sẽ có sự thay đổi. Cụ thể:
Lựa chọn kịch bản
Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng đó chính là lựa chọn kịch bản. Ở bước này, đạo diễn sẽ là người đọc và chọn kịch bản hay, phù hợp từ các biên kịch. Trong nhiều trường hợp, đạo diễn cũng có thể là người hợp tác với biên kịch hoặc chịu trách nhiệm hoàn toàn khi sáng tác kịch bản.

Lập ekip đoàn phim
Khi đã có kịch bản phù hợp, đạo diễn sẽ là người đứng ra thành lập ekip làm phim. Ví dụ như: quay phim, trợ lý trang điểm, phụ trách đạo cụ, hậu cần, đội phục trang,…
Xem thêm: 6 Cách luyện giọng nói hay , truyền cảm và thu hút đối phương
Casting diễn viên
Lựa chọn diễn viên cũng là một công việc cực kỳ quan trọng của đạo diễn. Chọn được diễn viên hợp với vai diễn và kịch bản giúp bộ phim thành công và để lại dấu ấn lớn cho khán giả. Do đó diễn viên từ vai chính, phụ, cameo đều được lựa chọn trực tiếp hoặc dưới sự chỉ đạo của đạo diễn.
Chỉ đạo làm phim
Ngay từ phần giải thích đạo diễn là gì bạn cũng đã biết phần nào về công việc này rồi. Với những công việc đã chuẩn bị trước đó, đạo diễn sẽ là người chỉ đạo, dàn dựng từng cảnh quay để có thể tạo nên các thước phim ấn tượng nhất, hay nhất.
Chỉ đạo sản xuất
Đến công đoạn này, đạo diễn sẽ kết hợp cùng diễn viên để chỉ đạo sản xuất phim. Sự kết hợp ăn ý của cả đoàn mang đến thành công cho dự án, tạo nên tác phẩm nghệ thuật hay, ưng ý và có giá trị.
Ở công đoạn này, đạo diễn sẽ là người trực tiếp hướng dẫn xem diễn viên nên làm gì, thể hiện cảm xúc ra sao,…

Khâu hậu kỳ
Tiếp bước khâu quay phim, đạo diễn sẽ cùng biên kịch và nhân viên trong đoàn, kỹ thuật viên tiến hành dựng, biên tập. Công việc ở khâu này sẽ bao gồm: chỉnh sửa, tráng phim, sắp xếp, chỉnh sửa âm nhạc, màu sắc, kỹ xảo,…
Bên cạnh đó, đạo diễn cũng sẽ cùng tham gia vào các hoạt động quảng bá, truyền thông về khả năng nhận diện cho phim.
Tố chất cần có của một đạo diễn
Vai trò của đạo diễn với các bộ phim là rất quan trọng. Đạo diễn cũng là người cầm trịch, chịu trách nhiệm chính từ khâu nhỏ đến lớn nhất. Dưới đây là những tố chất cần có của một đạo diễn:
Khả năng lãnh đạo
Công việc cũng như trọng trách chính của đạo diễn chính là chỉ đạo và hướng dẫn đoàn phim. Do đó khả năng lãnh đạo là một tố chất cực kỳ quan trọng.
Khả năng sáng tạo
Không có sự đào thải nào nhanh bằng nghệ thuật. Do đó để nổi bật, một đạo diễn rất cần đầu óc sáng tạo cũng như tầm nhìn xa. Với tư duy sáng tạo, đã có rất nhiều đạo diễn thành công khi để lại những tác phẩm kinh điển cho mình.Sự sáng tạo vô biên mang đến tên tuổi và thu nhập khủng cho đạo diễn.

Kỹ năng xử lý vấn đề
Dù là trên phim trường hay sau cánh gà, có rất nhiều vấn đề, sự cố có thể xảy ra bất kể lúc nào. Do đó để công việc diễn ra suôn sẻ, đạo diễn cần có kỹ năng xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cũng giống như một môn nghệ thuật. Đặc biệt đạo diễn là người phải tiếp xúc và trò chuyện với nhiều người. Tính chất công việc đòi hỏi họ phải giao tiếp khéo léo, thông minh. Như vậy đoàn phim đối tác hay diễn viên mới bày tỏ sự uy tín đến đạo diễn.
Khiếu thẩm mỹ chuẩn
Từ kịch bản, bộ phim hay các chương trình thực tế đều cần yếu tố thẩm mỹ. Sau đó khâu hậu kỳ cũng rất cần đánh vào tâm lý nghe nhìn, cảm nhận của khán giả. Vì thế tố chất của một đạo diễn không thể nào thiếu đi tính thẩm mỹ tinh tế được.
Chưa dừng lại ở đó, đạo diễn còn phải có sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết, có niềm yêu thích với nghề và luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm.
Kết luận
Đạo diễn là gì? Vậy là Kstar đã đưa ra câu trả lời chi tiết cho bạn rồi đấy. Phải thừa nhận rằng đây là một công việc đáng mơ ước trong giới nghệ thuật. Hơn nữa đạo diễn cũng là một nghề mang đến cơ hội phát triển rộng mở trong tương lai với thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên để làm nên chuyện bạn cần phải học hỏi, sáng tạo và trau dồi kỹ năng không ngừng. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, liên hệ ngay với Kstar để được giải đáp thắc mắc nhé.